logo

GIẢI PHÁP CHO NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT BỊ NHIỄM SẮT

  • 29/07/2021
  • 1. Hiện tượng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm sắt: 

    Nguồn Nước Bị Nhiễm Sắt

    -Màu sắc:  Nước nhiễm sắt thường trong, khi hứng trong vật chứa 1 thời gian để tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu 

    -Mùi Vị: Nước nhiễm sắt có thành phần sắt 2 (Fe2+) cao gây cho nước có mùi tanh. Có thể nhận biết nước có màu hay mùi, tuy nhiên không thể đánh giá nguồn nước đang sử dụng có đạt chất lượng hay không với các thành phần cảm quan, cần có kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu trong nguồn nước, tùy vào mục đích sử dụng để đánh giá nguồn nước đạt hay không đạt. Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt đánh giá theo QCVN 02:2009/BYT; nước sử dụng cho mục đích ăn uống đánh giá theo QCVN 01:2009/BYT [1][5].

    2. Tác hại của nguồn nước bị nhiễm sắt:      

    - Sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. 
    - Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước nhiễm sắt dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng để nấu cơm làm cho cơm có màu xám 

    3. Phương án xử lý tại Anthy Environment:

    - Áp dụng giàn mưa để nguồn nước được tiếp xúc nhiều oxi, làm giảm hàm lượng sắt trong nước

    - Hệ thống bể lọc: Sỏi, cát, Mangan để đưa hàm lượng sắt về theo quy định của nước sinh hoạt

    - Khử trùng nguồn nước

      Bài viết liên quan